Nhiều bé 4-5 tuổi rồi mà vẫn phải có người lớn đút cơm thì mới chịu ăn. Nhưng cũng có không ít bé chỉ 2 tuổi đã có thể tự xúc ăn hết sức “chuyên nghiệp” rồi. Vậy mẹ phải có bí quyết gì để rèn cho bé biết tự xúc ăn ngay khi chưa đến 2 tuổi? Các bậc phụ huynh đừng bao giờ nghĩ rằng trẻ dưới 2 tuổi vẫn còn quá bé bỏng nên cần phải được đút ăn, hoặc khi nào bé lớn lên sẽ biết tự giác xúc ăn. Trên thực tế, việc dạy cho bé dưới 2 tuổi biết tự xúc ăn sẽ góp phần hình thành thói quen tự lập cho trẻ.
Ngay khi tròn 6 tháng tuổi, các bé đã rất thích cầm nắm mọi vật và đưa vào miệng, nhưng lúc này bé ngồi chưa vững, nên thường được cho ăn trong tư thế nửa nằm, nửa ngồi, nên chưa tự ăn được. Khi 8 - 9 tháng, bé ngồi vững là có thể tập tự cầm muỗng xúc ăn.
Nhiều bậc phụ huynh rất "sợ” cảnh sau một ngày làm việc căng thẳng, buổi chiều đi làm về còn phải đánh vật với việc cho cục cưng ăn và ngày cuối tuần thì cả nhà như là chiến trường, suốt ngày loay hoay với 3 bữa ăn của bé. Phải chạy theo đút cho bé ăn, phải bế bé đi vòng vòng, hay ngồi trên bàn cũng phải đút cho bé từng miếng…
Ngay khi tròn 6 tháng tuổi, các bé đã rất thích cầm nắm mọi vật và đưa vào miệng, nhưng lúc này bé ngồi chưa vững, nên thường được cho ăn trong tư thế nửa nằm, nửa ngồi, nên chưa tự ăn được. Khi 8 - 9 tháng, bé ngồi vững là có thể tập tự cầm muỗng xúc ăn. Tập cho bé tự xúc ăn là một giai đoạn quan trọng trong việc dạy cho bé tính tự lập ngay từ khi còn nhỏ.
Vì sao cha mẹ nên dạy bé tự xúc ăn khi dưới 2 tuổi?
Các chuyên gia dinh dưỡng cũng khuyên rằng, trẻ từ 10-18 tháng tuổi có thể ăn được các món thực phẩm mềm, cắt miếng nhỏ. Đây là giai đoạn vàng để phụ huynh hướng dẫn bé cách cầm nắm muỗng, đũa xúc ăn.
Trẻ càng nhỏ càng dễ tiếp thu những kiến thức mới lạ và nhanh chóng học cách tự lập. Sẽ thật là khó khăn cho một em bé đã đến tuổi vào mẫu giáo, hoặc thậm chí vào lớp 1 nhưng vẫn cần phải có người đút ăn từng muỗng. Các bậc phụ huynh đâu thể nào ở bên cạnh bé 24/24 để lo việc ăn uống cho bé, phải không nào?
Vậy nên, dạy bé tự mình xúc ăn khi bé đang trong giai đoạn bắt đầu ăn dặm sẽ giúp bé phát triển tính cách độc lập, cũng như giúp phụ huynh có nhiều thời gian hơn cho những công việc quan trọng khác.
Kinh nghiệm tập cho bé dưới 2 tuổi tự ăn
- Kiên trì cho bé tự tập ăn từng bước một
Có bé tự học xúc ăn rất nhanh nhưng cũng có bé cần nhiều thời gian hơn đôi chút để học, nhưng điều quan trọng là bạn không nên lấy mốc thời gian của những đứa trẻ khác làm “chuẩn” khi dạy con mình bất cứ việc gì, kể cả việc tự ăn.
Trước khi dạy bé dùng thìa, mẹ và bé có thể dùng bát thìa nhựa để chơi. Giả vờ chơi trò ăn uống với bé nhà bạn. Chẳng hạn, vờ như bạn đang xúc thức ăn từ bát rồi đưa vào miệng cho bé. Sau đó, giúp bé bắt chước những hành động này. Đây là cách tuyệt vời để bé cầm chắc thìa mà không làm vấy bẩn đồ ăn.
Trong những lần đầu tiên tập tự ăn một mình, hầu như bé nào cũng sẽ dùng tay bốc, làm rơi vãi thức ăn tung tóe khắp nơi. Tuy có hơi cực khi lau dọn nhưng cha mẹ hãy kiên nhẫn cho bé tự tập ăn nhiều lần nữa. Đến khi bé nhận ra tay và quần áo trông thật bẩn khi bị dính đầy thức ăn, bé sẽ biết tự dùng muỗng để xúc ăn gọn gàng mà thôi.
- Cho bé tập ăn món ưa thích trước
Cha mẹ sẽ không thấy khó khăn trong quá trình dạy bé tự xúc ăn, nếu tập cho bé tự ăn những món hợp ý thích trước. Từ khi mới chập chững biết đi, nhiều trẻ đã có món khoái khẩu của riêng mình. Bạn hãy ghi lại liệu món ăn trong buổi hôm đó con ăn có ngon hay không để lần sau nấu lại cho bé ăn nữa. Hẳn là khi bắt đầu tập ăn, bé sẽ thích thú hơn trước món hợp gu của mình!
- Cho bé “trải nghiệm” nhiều loại thức ăn
Các bậc phụ huynh đừng quá lo lắng việc con sẽ hóc thức ăn mà không cho con thử các món mới. Hãy cho con ăn nhiều món đa dạng, nhất là các loại trái cây như táo, ổi, lê… cắt miếng vừa, bánh mì, bánh quy… để bé hấp thụ đầy đủ dưỡng chất. Có thể ban đầu bé sẽ nhả ra nhưng sau vài lần, bé sẽ quen và tự xử lý được thức ăn thô một cách dễ dàng.
Ngoài ra, đừng quên chọn chén dĩa bắt mắt sẽ khiến bé yêu thích giờ ăn hơn nhé!
- Tạo tâm lý thoải mái cho bé
Ai cũng biết trẻ con rồi cũng sẽ lớn lên nên vấn đề tự xúc ăn sớm hay muộn, phụ huynh cũng nên để trẻ thoải mái. Quan trọng là con lúc nào cũng vui vẻ trong giờ ăn. Với tâm lý dễ chịu, không bị gò bó, trẻ sẽ nhanh học được kỹ năng mới.
Người làm cha làm mẹ nên tôn trọng con ngay cả trong việc ăn uống. Dù bé làm mặt mày nhem nhuốc hoặc đổ thức ăn khắp nơi, bạn tuyệt đối không nên la mắng làm bé bị tổn thương. Thay vào đó, đừng tiếc lời khích lệ mỗi khi bé có thể xúc ăn mà ít bị rơi vãi.
Có thể trong thời gian đầu, bé sẽ bị dơ, mặt mày nhem nhuốc, đồ ăn đổ vương vãi thì ba mẹ phải kiên nhẫn, tuyệt đối không la mắng. Như vậy ba mẹ chỉ chịu cực dọn dẹp vài tháng để tập cho bé ăn nhưng sẽ đỡ vất vả những năm sau này vì không những bé có thể tự ăn mà còn có thói quen ăn uống và tự lập tốt.
Có một điều chắc bố mẹ không biết, con người cảm thấy thèm ăn khi đói, khi thấy màu sắc và mùi vị thức ăn hấp dẫn, khi thức ăn được nhai trong miệng sẽ được trộn với ít men trong nước bọt và thức ăn được nghiền nát, khi xuống tới dạ dày sẽ giúp dạ dày đỡ phải làm việc vất vả để nhào trộn thức ăn, sẽ giúp dễ tiêu hóa và hấp thu hơn. Còn khi bé bị ép ăn hay không tự ăn, khi ăn mà mắt dán vào tivi, vào đồ chơi, bố mẹ đút thì nuốt… bé sẽ khó tiêu hóa hơn. Bố mẹ cũng đừng bắt bé ăn trước vì bé phải ăn một mình, nên cho bé ngồi ăn chung với gia đình, bé thấy cả nhà cùng ăn sẽ hào hứng, bắt chước người lớn.
Ngoài ra, các bé lớn hơn sẽ mải chơi, bố mẹ nên dẫn bé đi siêu thị, cho bé tự chọn mua nhiều tô muỗng có những hình thù con thú khác nhau, mỗi bữa sẽ múc cháo từng tí một sát đáy tô, khuyến khích bé xúc cháo, khi bé xúc một muỗng sẽ lôi ra một bộ phận của con thú, như tai con thỏ, múc thêm muỗng nữa sẽ thấy mắt, thấy đuôi… như vậy bé sẽ hứng thú xúc ăn để thấy hết con thú.
Làm thế nào để “giữ vững” thói quen tự xúc ăn của trẻ?
Hôm nay, có thể bé yêu tự xúc ăn rất ngon lành mà không hề mè nheo đòi người lớn phải đút từng muỗng. Nhưng không hẳn điều ấy có nghĩa là bạn đã dạy bé tự xúc ăn thành công. Làm sao bạn đảm bảo được ngày mai và nhiều ngày sau nữa, bé vẫn sẽ tiếp tục tự ăn như vậy?
Câu trả lời thật đơn giản! Bạn nên tập cho trẻ thói quen ăn trên bàn ăn cùng tất cả các thành viên trong gia đình. Mới đầu mọi người có thể dùng muỗng khi ăn, trẻ sẽ nhìn cách người lớn ăn uống và bắt chước theo một cách rất tự nhiên. Và khi đã có thể thao tác thành thạo, ít làm rơi thức ăn như người lớn, bé sẽ có nhiều hứng thú và dần hình thành thói quen tự giác xúc ăn.
Bên cạnh đó, không khí đầm ấm khi cả nhà quây quần bên bàn ăn, sự cổ vũ động viên của mọi người sẽ càng kích thích niềm vui và sự tự giác khi ăn uống của bé. Vậy là không cần tốn quá nhiều công sức, bạn vẫn có thể dạy cho bé yêu cách tự xúc ăn rồi đấy!
Để nhận thêm những thông tin, kiến thức, kinh nghiệm,... trong việc chăm sóc và nuôi dạy con trẻ, Quý vị vui lòng theo dõi và liên hệ Baby Autoru theo thông tin bên dưới:
TƯ VẤN TRỢ GIÚP ONLINE
- Hotline: 0939 20 39 10
- Email: autoru.vn@gmail.com
- Website: www.babyautoru.com
ĐỊA CHỈ
- Cửa hàng: 62 Nguyễn Bá Tuyển, Phường 12, Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh
- Kho hàng: 22 Trịnh Thị Miếng, ấp Trung Đông, xã Thới Tam Thôn, huyện Hóc Môn, TP. Hồ Chí Minh