Dấu hiệu của bệnh tay chân miệng

Tại bài viết trước, Baby Autoru đã giới thiệu cho các bậc phụ huynh về nguồn gốc và môi trường lây lan của bệnh tay chân miệng.

Hiện nay, bệnh tay chân miệng ở trẻ đã và đang trở thành nỗi lo lắng của nhiều bậc cha mẹ. Để nhận biết chính xác căn bệnh này ở trẻ và có biện pháp điều trị kịp thời, đòi hỏi bố mẹ phải có được những kiến thức cơ bản về triệu chứng, biểu hiện cũng như dấu hiệu của bệnh tay chân miệng. Khi phát hiện bé có các triệu chứng lạ, các bậc phụ huynh nên đưa con đến cơ sở y tế gần nhất để điều trị kịp thời, hạn chế các biến chứng xảy ra.

DẤU HIỆU NHẬN BIẾT

Biểu hiện chính của bệnh là tổn thương da, niêm mạc dưới dạng phỏng nước ở các vị trí đặc biệt như niêm mạc miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông, gối. Tuy nhiên, các triệu chứng này lại dễ bị nhầm lẫn với bệnh viêm da bỏng nước do nhiễm khuẩn, nhiễm virus hay bệnh thủy đậu.

Bệnh tay chân miệng có những dấu hiệu nhận biết khác nhau tùy vào từng giai đoạn, cụ thể như:

  • Giai đoạn ủ bệnh từ 3 - 6 ngày.

  • Giai đoạn khởi phát bắt đầu với các triệu chứng dễ nhận thấy gồm:

    • Trẻ bị sốt, mệt mỏi, sốt nhẹ (37,5 - 38 độ C) hoặc bị sốt cao (38 - 39 độ C);

    • Trẻ bị đau họng;

    • Tổn thương, đau rát ở răng và miệng;

    • Chảy nước bọt nhiều;

    • Trẻ có triệu chứng biếng ăn;

    • Tiêu chảy vài lần trong ngày.

Dấu hiệu của bệnh tay chân miệng

  • Giai đoạn toàn phát (thường bắt đầu sau 1 – 2 ngày khởi phát bệnh), trẻ bắt đầu xuất hiện các triệu chứng điển hình của bệnh như:

    • Trẻ bị phát ban dạng phỏng nước ở lòng bàn tay, bàn chân, đầu gối, mông. Các bóng nước có đường kính 2 – 10mm, màu xám, hình bầu dục. Chúng có thể mọc lồi hoặc ẩn dưới da, sờ có cảm giác cộm, không đau, không ngứa.

    • Loét miệng: ở niêm mạc má, lợi và lưỡi của trẻ xuất hiện các bóng nước có đường kính 2 – 3mm, dễ vỡ. Khi vỡ tạo thành các vết loét khiến trẻ đau khi ăn, quấy khóc.

    • Trên mông của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ xuất hiện các mụn lở, rộp da.

    • Dấu hiệu toàn thân: rối loạn tri giác, mê sảng, co giật,

Dấu hiệu của bệnh tay chân miệng

Ngoài các triệu chứng điển hình trên, tùy vào từng cơ địa, bệnh tay chân miệng còn xuất hiện thêm các biểu hiện như: Bóng nước rất ít xen kẽ với hồng ban hoặc chỉ xuất hiện hồng ban. Một số trường hợp bé chỉ xuất hiện loét miệng.

KHI NÀO CẦN NHẬP VIỆN?

Khi thấy trẻ bị tay chân miệng cha mẹ cần đưa trẻ đi khám càng sớm càng tốt để xác định mức độ bệnh và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất. Ngoài ra, cha mẹ cũng cần lưu ý những triệu chứng bệnh tay chân miệng thể nặng dưới đây:

  • Quấy khóc liên tục kéo dài

Khi bị tay chân miệng, trẻ có thể quấy khóc cả đêm hoặc cứ ngủ từ 15 - 20 phút lại dậy và quấy khóc liên tục. Nhiều bậc phụ huynh cho rằng trẻ khóc vì bị đau do các nốt lở loét trong miệng. Nhưng thực tế, đây chính là dấu hiệu cảnh báo tình trạng nhiễm độc thần kinh ở giai đoạn sớm.

  • Sốt cao liên tục không hạ

Khi bệnh tay chân miệng trẻ em trở nặng, trẻ có thể sốt trên 38,5 độ C liên tục hơn 48h và không tác dụng với thuốc hạ nhiệt paracetamol. Điều này cảnh báo mức độ viêm rất mạnh trong cơ thể trẻ dẫn đến nhiễm độc thần kinh. Khi đó, trẻ cần được 1 loại thuốc hạ sốt đặc biệt có chứa Ibuprofen theo chỉ định của bác sĩ.

  • Hay giật mình

Đây chính là dấu hiệu cảnh báo tình trạng nhiễm độc thần kinh. Cha mẹ cần chú ý quan sát tần suất trẻ bị giật mình có thường xuyên hay không ngay cả khi trẻ đang chơi đùa.

Nếu thấy trẻ xuất hiện một trong những triệu chứng trên, cha mẹ cần đưa trẻ đi khám tại những cơ sở y tế uy tín để được điều trị kịp thời.

Dấu hiệu của bệnh tay chân miệng

Sau khi khỏi bệnh, cơ thể trẻ sẽ miễn dịch với chủng virus gây bệnh. Tuy nhiên, theo kết quả nhiều nghiên cứu cho thấy trẻ có thể mắc tay chân miệng nhiều lần và lần bị bệnh sau là do những chủng virus khác với lần trước gây ra.

  • Loét miệng: ở niêm mạc má, lợi và lưỡi xuất hiện các bóng nước dễ vỡ. Khi bị vỡ ra sẽ tạo thành những vết loét khiến cho trẻ sẽ đau khi ăn uống, quấy khóc.

  • Trên mông xuất hiện những mụn lở, rộp da.

  • Dấu hiệu toàn thân: gây rối loạn tri giác, co giật, mê sảng.

BIẾN CHỨNG

Bệnh tay chân miệng thường không dẫn đến các biến chứng nguy hiểm nếu phát hiện và điều trị sớm. Tuy nhiên, một số trường hợp phát hiện trễ, bệnh tiến triển nặng và gây ra một số biến chứng như:

  • Bị viêm màng não virus (triệu chứng sốt, đau đầu, cứng cổ, đau lưng), bệnh nhân cần nhập viện để được điều trị.

  • Các biến chứng hiếm gặp, bao gồm: bại liệt, tê liệt hoặc viêm não. Đối với trẻ có biến chứng não sẽ xuất hiện những triệu chứng khó nhận thấy như khó ngủ, quấy khóc nhiều, thường xuyên giật mình lúc thức hay lúc bắt đầu ngủ, hoảng hốt, nói lảm nhảm, tay chân  run, co giật, sốt cao, méo miệng. Khi xuất hiện biến chứng trên nếu không phát hiện, điều trị đúng và kịp thời trẻ có thể tử vong trong vài giờ.

  • Rung giật cơ, giật mình chới với: từng cơn ngắn 1-2 giây, chủ yếu ở tay và chân, dễ xuất hiện khi bắt đầu giấc ngủ hay khi cho trẻ nằm ngửa.

  • Ngủ gà, bứt rứt, chới với, đi loạng choạng, run chi, mắt nhìn ngược.

  • Rung giật nhãn cầu.

Biến chứng của bệnh tay chân miệng

  • Yếu, liệt chi (liệt mềm cấp).

  • Liệt dây thần kinh sọ não.

  • Co giật, hôn mê là dấu hiệu nặng, thường đi kèm với suy hô hấp, tuần hoàn.

  • Tăng trương lực cơ (biểu hiện duỗi cứng mất não, gồng cứng mất vỏ)

  • Biến chứng tim mạch, hô hấp: Viêm cơ tim, phù phổi cấp, tăng huyết áp, suy tim, trụy mạch.

  • Nếu không được vệ sinh sạch sẽ thì bệnh nhân cũng có thể bị bội nhiễm tại các nốt mụn trên da.

Các phụ huynh nên đưa bé đi khám và điều trị kịp thời để tránh các biến chứng không mong muốn.

Để nhận thêm những thông tin, kiến thức, kinh nghiệm,... trong việc chăm sóc và nuôi dạy con trẻ, Quý vị vui lòng theo dõi và liên hệ Baby Autoru theo thông tin bên dưới:

TƯ VẤN TRỢ GIÚP ONLINE

ĐỊA CHỈ

  • Cửa hàng: 62 Nguyễn Bá Tuyển, Phường 12, Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh

  • Kho hàng: 22 Trịnh Thị Miếng, ấp Trung Đông, xã Thới Tam Thôn, huyện Hóc Môn, TP. Hồ Chí Minh

  • Kinh nghiệm hay
  • 17/09/2019
  • Lượt xem: 1575