Tư thế ngồi, nằm, đứng trong thai kỳ có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi. Mẹ bầu cần tập thói quen giữ tư thế đúng mọi lúc mọi nơi. Dưới đây là những tư thế ngồi, nằm, đứng mẹ bầu cần tránh.

Các tư thế cơ thể cần tránh khi mang thai

NGỒI

  • Ngồi xổm

Khi thai nhi lớn lên, phần dưới cơ thể và cột sống của mẹ bầu phải chịu áp lực rất lớn, nếu ngồi xổm, các cơ bị kéo căng ra khiến mẹ bầu cảm thấy đau nhói, các mạch máu ở chi dưới bị tắc nghẽn, không thể lưu thông, gây ra tình trạng suy giãn tĩnh mạch, phù nề nặng hơn hoặc mất trọng tâm dẫn đến dễ ngã, rất nguy hiểm. Đồng thời, ngồi xổm gây áp lực lên bàng quang, có thể gây đau bụng dữ dội. Vì thế, mẹ bầu cần tránh ngồi xổm.

Tuy nhiên, tư thế này lại được xem là một trong những bài tập cho quá trình chuyển dạ, giúp xương chậu nở ra và dùng sức ép lên tử cung để đẩy em bé ra ngoài dễ hơn.

  • Ngồi ngửa, thõng vai

Thông thường chúng ta hay ngồi ngửa người, bụng cao, vai buông thõng. Tuy nhiên, tư thế ngồi này không thích hợp cho thai phụ vì nó sẽ khiến vùng lưng phía dưới bị đặt trong tình trạng căng thẳng và gây đau.

  • Ngồi không tựa lưng

Tư thế ngồi không tựa lưng sẽ khiến bạn bị đau lưng. Mẹ bầu nên dùng gối mềm để tựa lưng và giữ cột sống luôn thẳng. Tránh ngồi ghế đẩu hoặc ghế có tựa lưng thấp khi mang thai. Ngồi ngửa người không gối tựa sẽ gây áp lực cho phần lưng dưới.

  • Ngồi bắt chéo chân hay gập gối

Ngồi bắt chéo chân làm hạn chế sự lưu thông máu, gây giãn tĩnh mạch. Đặc biệt, các mẹ bầu thường bị phù chân, tư thế này khiến máu dồn về chân nhiều hơn, làm tăng nặng tình trạng này. Ngoài ra, khi có bầu, chị em không nên gập gối vì sẽ làm tăng áp lực cho vùng lưng dưới. Mẹ bầu nên phân đều lực lên cả hai chân, ngồi thẳng lưng.

Các tư thế cơ thể cần tránh khi mang thai

  • Ngồi khoanh chân

Giống ngồi vắt chéo chân, ở tư thế này, phần chi dưới của mẹ bầu bị chèn ép, dẫn đến lưu thông máu bị tắc nghẽn, ảnh hưởng đến các dây thần kinh đùi, khiến cho tình trạng phù nề trở nên trầm trọng thêm và ảnh hưởng xấu đến thai nhi trong bụng. Mẹ bầu chỉ nên ngồi khoanh chân khi tập thể dục hoặc ngồi thiền, không nên ngồi lâu hằng ngày.

  • Ngồi gập người về phía trước

Tư thế ngồi này tạo áp lực lên bụng, không những khiến mẹ bầu thấy không thoải mái mà còn gây nguy hiểm cho thai nhi.

  • Ngồi nửa mông

Theo các chuyên gia, tư thế ngồi này làm tăng áp lực lên cột sống, gây cảm thấy đau nhói ở lưng khi ngồi lâu ở tư thế này.

  • Tư thế nửa nằm nửa ngồi

Khi mang thai cần tuyệt đối tránh tư thế ngồi này vì sẽ làm tăng áp lực lên cột sống và các vùng cơ, dây chằng liên quan. Tư thế ngồi thích hợp nhất là tư thế ngồi thẳng, có tựa lưng đằng sau, chân đặt thoải mái xuống nền nhà.

NẰM

  • Nằm ngửa khi mang thai

Từ tháng thứ 4, thai phụ không nên nằm ngửa vì tư thế nằm này sẽ làm tăng áp lực xuống phía sau của tử cung, làm giảm lượng máu dồn đến động mạnh chủ. Do đó, tử cung sẽ bị thiếu máu gây ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hấp thụ các chất dinh dưỡng và sự phát triển của thai nhi. Hơn nữa, tư thế nằm ngửa cũng khiến cho các chất độc hại khó được đào thải ra ngoài cơ thể, tiềm ẩn nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu.

Ngoài ra, thai phụ có thể gặp phải các triệu chứng đau thắt ngực, chóng mặt, tụt huyết áp, gây ngạt thai nhi, thậm chí tử vong.

Các tư thế cơ thể cần tránh khi mang thai

  • Nằm nghiêng về bên phải

Trước khi chào đời, thai nhi thường có xu hướng quay sang bên phải, nếu thai phụ cũng nằm nghiêng sang phải thì tử cung cũng nghiêng sang bên phải nhiều hơn, gây xoắn vặn mạch máu trong tử cung.

Nằm nghiêng sang trái có thể cải thiện tình trạng trên và giúp máu lưu thông dễ dàng, thai nhi cũng không bị thiếu oxy.

  • Nằm sấp hoặc gục xuống bàn

Nhiều mẹ bầu hay có thói quen nằm gục xuống bàn để chợp mắt, tuy nhiên, tư thế ngủ này gây ra những ảnh hưởng xấu cho sức khỏe của cả người mẹ và thai nhi trong bụng. Tư thế nằm này làm giảm chức năng hô hấp của phổi, khiến cơ thể thiếu oxy và quá trình thải khí carbon dioxide cũng bị cản trở, gây áp lực cho em bé trong bụng, dẫn đến tình trạng thai nhi bị thiếu oxy. Vì vậy các mẹ bầu làm văn phòng cần trang bị cho mình một chiếc gối đặt sau ghế để có thể ngả lưng khi mệt mỏi.

ĐỨNG

  • Đứng phắt dậy

Các mẹ bầu cần cẩn trọng khi đứng dậy, nên từ từ di chuyển đến phần trước ghế ngồi, duỗi thẳng hai chân, phân phối trọng lượng cơ thể đều trên cả hai chân, dùng tay hỗ trợ và nhẹ nhàng đứng lên. Cần giữ thẳng thân, tránh uốn cong người về phía trước.

Các tư thế cơ thể cần tránh khi mang thai

  • Đứng quá lâu

Đứng quá lâu gây cản trở lưu thông, gây sưng và khó chịu mắt cá nhân, bàn chân, thậm chí phù chân. Nghiên cứu cho thấy phụ nữ đứng nhiều trong thai kỳ thường sinh con nhỏ hơn những người khác. Nếu phải đứng, chị em nên để một chân lên bệ cao hơn chút, sau đó chuyển chân để dễ chịu hơn.

  • Gập người liên tục

Động tác gập người liên tục gây ảnh hưởng xấu đến lưng, các mẹ bầu cần tránh. Nếu muốn nhặt đồ vật bị rơi, chị em nên cúi xuống từ từ để lấy.

Để nhận thêm những thông tin, kiến thức, kinh nghiệm,... trong việc chăm sóc và nuôi dạy con trẻ, Quý vị vui lòng theo dõi và liên hệ Baby Autoru theo thông tin bên dưới:

TƯ VẤN TRỢ GIÚP ONLINE

ĐỊA CHỈ

  • Cửa hàng: 62 Nguyễn Bá Tuyển, Phường 12, Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh

  • Kho hàng: 22 Trịnh Thị Miếng, ấp Trung Đông, xã Thới Tam Thôn, huyện Hóc Môn, TP. Hồ Chí Minh

  • Kinh nghiệm hay
  • 21/11/2019
  • Lượt xem: 934