Cơ quan sinh dục của trẻ sơ sinh rất dễ bị viêm nhiễm vì sức đề kháng của bé lúc này còn kém. Dưới đây là một số kĩ năng vệ sinh vùng kín cho trẻ sơ sinh mà cha mẹ cần nắm vững để con phát triển khỏe mạnh nhất.

Bé trai

Trong tuần đầu tiên, bé trai có thể bị phù bọng đái. Cơ quan sinh dục có thể trông quá to và như bị sưng. Hiện tượng này có thể do ảnh hưởng hormon của người mẹ và sẽ hết sau vài ngày, nếu đến cuối tuần thứ 2 mà hiện tượng sưng vẫn còn thì cần cho bé đi khám bác sĩ.

Vệ sinh cơ quan sinh dục bé trai phải thực hiện thường xuyên trong mỗi lần thay tã lót bằng cách rửa nước ấm. Khi rửa phải kéo da quy đầu ra để lộ dương vật, ở đó có sự tích tụ chất bẩn, bố mẹ cần rửa sạch cho bé. Nếu thấy da quy đầu bị đỏ thì cần dùng bông thấm dung dịch thuốc tím loãng để lau cho bé.

Vệ sinh vùng kín cho trẻ sơ sinh

Nếu bao da quy đầu hẹp, không làm lộ hết đầu dương vật, bạn cần đưa bé đến bác sĩ để thực hiện phẫu thuật với vài vết cắt nhỏ ở lớp da xếp. Đừng cố kéo tụt da quy đầu, và nếu bạn chọn cắt da quy đầu cho bé thì trong thời gian lành vết thương, đầu dương vật của bé có thể có màu đỏ tía hoặc sưng lên, kéo dài cả tuần. Bạn cũng có thể nhận thấy đầu dương vật của bé mưng mủ hoặc đóng mày dẻo dính trong quá trình lành. Hãy sử dụng vaseline hay thuốc mỡ kháng sinh giúp lớp mày này không bị dính vào tã.

Nếu da bé nhạy cảm thì chỉ cần rửa “khô” với khăn giấy ẩm. Không nên dùng xà phòng vì ngay cả xà phòng chuyên dùng cho trẻ em vẫn có thể làm khô và gây kích thích vùng da này.

Bé gái

Cơ quan sinh dục của bé gái rất nhạy cảm và có sức đề kháng thấp trước các bệnh viêm nhiễm. Do đó, mẹ cần thường xuyên giữ vệ sinh cho khu vực này của bé.

Với bé gái, hiện tượng sưng tấy thường xảy ra ở quanh âm hộ và trong 1 tuần đầu sau sinh, có thể xuất hiện hiện tượng tiết ra chất nhầy hoặc như có lẫn máu, điều này là bình thường, sẽ hết sau 2-3 ngày. Để đảm bảo vệ sinh, nên sử dụng tã lót giấy dùng một lần và mỗi lần thay cách nhau 1,5 - 2 giờ. Nếu hiện tượng tiết chất nhầy kéo dài hơn 3 ngày, bố mẹ cần đưa bé đi khám bác sĩ.

Ngoài ra, hai môi trong âm hộ của bé cũng có thể kết với nhau theo nhiều mức độ, trong một số trường hợp có thể che kín cả vùng âm đạo hoặc niệu đạo. Nguyên nhân của tình trạng này là do sự kích thích âm môi. Bạn không nên cố tách chúng ra vì có thể càng làm chúng dính chặt vào nhau hơn. Hãy hỏi ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để có giải pháp hợp lý.

Mỗi lần thay tã lót cho bé gái cần rửa cho bé bằng nước ấm. Động tác rửa của bạn phải từ trước ra sau để những chất bẩn không rơi vào cơ quan sinh dục của bé. Cũng giống như đối với bé trai, không nên dùng xà phòng cho bé. Sau khi rửa, bạn nên để thoáng 20 phút rồi hãy đóng bỉm để giúp bé luôn sạch sẽ và không bị hăm.

Vệ sinh vùng kín cho trẻ sơ sinh

Vệ sinh cho bé gái phải làm thường xuyên hơn bé trai, do cấu tạo khác biệt của bộ phận sinh dục. Đặc biệt trong tháng đầu mới sinh, thỉnh thoảng bộ phận sinh dục của bé vẫn còn dịch do ảnh hưởng nội tiết từ mẹ. Vì thế, các mẹ cần dùng khăn mềm lau khô bằng nước ấm 3 lần mỗi ngày.

Chú ý chọn loại bỉm thấm hút, khử mùi tốt và rửa nước mỗi lần thay bỉm cho bé. Lựa chọn các loại bỉm mỏng, mềm mại và thấm hút tốt để đảm bảo bé không bị bí, không bị cọ xát và nước tiểu ngấm vào làm vùng kín của bé bị viêm hoặc hăm đỏ.

Không nên đóng bỉm cho bé cả ngày. Cần có những khoảng thời gian không đóng bỉm để vùng kín được thoáng.

Chỉ vệ sinh vùng kín cho bé từ bên ngoài, không rửa sâu vào bên trong, việc này vừa làm đau bé vừa tạo cơ hội cho vi khuẩn từ bên ngoài xâm nhập vào vùng kín.

Lưu ý

Không nên dùng các loại khăn ướt có hương thơm hay sữa dưỡng da cho trẻ sơ sinh. Mẹ có thể dùng nước ấm với khăn lau mềm hoặc gạc vuông, hoặc thử loại khăn giấy ướt không mùi cho em bé trong những tuần đầu sau khi bé ra đời. Hãy thay tã thường xuyên cho bé, đặc biệt là sau khi bé đi vệ sinh, đây là lưu ý đầu tiên trong việc phòng hăm tã cho bé.

Lưu ý khi vệ sinh vùng kín cho trẻ sơ sinh

Nên thoa một lớp thuốc mỡ hoặc kem mỏng để bảo vệ cho da bé mỗi lần thay tã. Nếu bạn thấy vùng da mặc tã của bé ửng đỏ với những nốt đỏ rõ, bé có thể đã bị hăm tã do nấm. Hãy hỏi bác sĩ để được chỉ định loại kem trị nấm phù hợp cho bé.

Không lạm dụng mỹ phẩm chuyên dùng cho trẻ em, chỉ nên sử dụng các loại kem, dầu gội đầu và phấn rôm khi cần thiết vì có thể làm hỏng lớp bảo vệ tự nhiên ở trẻ sơ sinh.

Nếu vùng kín của bé có các dấu hiệu bất thường hoặc tình trạng hăm tã không thuyên giảm, hãy hỏi bác sĩ có chuyên môn.

Để nhận thêm những thông tin, kiến thức, kinh nghiệm,... trong việc chăm sóc và nuôi dạy con trẻ, Quý vị vui lòng theo dõi và liên hệ Baby Autoru theo thông tin bên dưới:

TƯ VẤN TRỢ GIÚP ONLINE

ĐỊA CHỈ

  • Cửa hàng: 62 Nguyễn Bá Tuyển, Phường 12, Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh

  • Kho hàng: 22 Trịnh Thị Miếng, ấp Trung Đông, xã Thới Tam Thôn, huyện Hóc Môn, TP. Hồ Chí Minh

  • Kinh nghiệm hay
  • 14/11/2019
  • Lượt xem: 950