Nguồn gốc Trung Thu

Trung thu là Tết Đoàn Viên, là nét văn hóa truyền thống của người Việt Nam, bởi nó mang trong mình nguồn gốc cũng như ý nghĩa đầy thú vị. Nhưng có lẽ, không phải ai trong chúng ta cũng biết rõ về nguồn gốc của ngày Tết Trung Thu. Đặc biệt là các bé thiếu nhi ngày nay, các bé thường chỉ biết rằng, vào ngày Rằm Tháng Tám trăng sẽ sáng nhất, tròn nhất và mọi người quây quần bên mâm cỗ.

Tết Trung Thu

Việc kể cho bé nghe nguồn gốc của các dịp Lễ, Tết,... sẽ giúp cho bé hiểu rõ hơn về văn hóa Việt Nam cũng như lưu giữ nét văn hóa này. Vậy hãy cùng Baby Autoru lội ngược thời gian, quay trở về với dân gian và cùng nhau tìm hiểu nguồn gốc của Tết Trung Thu đầy ý nghĩa nhé.

Trẻ em vui Trung Thu xưa

Chuyện xưa kể rằng, vào đêm Rằm Tháng Tám âm lịch, vua Đường Minh Hoàng (713-741 Tây Lịch) đã dạo chơi trong vườn Ngự Uyển. Trong đêm hôm đó, trăng rất tròn và trong sáng, bầu trời thật đẹp và không khí mát mẻ. Nhà vua đang thưởng thức cảnh đẹp thì gặp đạo sĩ La Công Viễn còn được gọi là Diệp Pháp Thiện. Đạo sĩ đã hóa phép tiên và đưa nhà vua lên cung trăng.

Ở đấy, cảnh trí lại càng đẹp hơn. Nhà vua hân hoan thưởng thức cảnh tiên và du dương với âm thanh ánh sáng huyền diệu cùng các nàng tiên tha thướt trong những xiêm y đủ màu xinh tươi múa hát. Trong giờ phút tuyệt vời ấy, nhà vua quên cả việc trời gần sáng. Đạo sĩ phải nhắc nhở và nhà vua đã ra về với sự bàng hoàng luyến tiếc.

Cảnh trí đêm Trung Thu

Về tới hoàng cung, nhà vua vẫn còn vấn vương cảnh tiên nên đã cho viết ra Khúc Nghê Thường Vũ Y. Cứ đến đêm Rằm Tháng Tám, vua lại ra lệnh cho dân gian tổ chức rước đèn và bày tiệc ăn mừng trong lúc cùng Dương Quí Phi uống rượu dưới trăng ngắm đoàn cung nữ múa hát để kỷ niệm lần du nguyệt điện kỳ diệu của mình.

Kể từ đó, việc tổ chức rước đèn và bày tiệc trong ngày Rằm Tháng Tám đã trở thành phong tục của dân gian.

Vui trung Thu xưa

Cũng có người cho rằng, tục treo đèn bày cỗ trong đêm Trung Thu là do ở điển tích ngày sinh nhật của vua Đường Minh Hoàng. Vì ngày Rằm Tháng Tám là ngày sinh nhật của vua Đường Minh Hoàng nên triều đình nhà Đường đã ra lệnh cho dân chúng khắp nơi trong nước treo đèn và bày tiệc ăn mừng.

Từ đó, việc treo đèn bày cỗ trong ngày rằm tháng tám trở thành tục lệ. Người Hoa và người Việt đều làm bánh Trung thu để cúng, ăn, biếu thân bằng quyến thuộc, và đãi khách. Người Hoa và người Việt đều tổ chức rước đèn trong đêm Trung thu.

Đèn lồng Trung Thu

Bạn cũng có thể tìm hiểu Sự tích đêm Trung Thu ở bài viết trước. Hoặc để tìm hiểu sâu hơn về các tục lệ trong dịp rằm Tháng Tám, mời các bạn đón đọc bài viết sau của Baby Autoru nhé!

Để nhận thêm những thông tin, kiến thức, kinh nghiệm,... trong việc chăm sóc và nuôi dạy con trẻ, Quý vị vui lòng theo dõi và liên hệ Baby Autoru theo thông tin bên dưới:

TƯ VẤN TRỢ GIÚP ONLINE

ĐỊA CHỈ

  • Cửa hàng: 62 Nguyễn Bá Tuyển, Phường 12, Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh

  • Kho hàng: 22 Trịnh Thị Miếng, ấp Trung Đông, xã Thới Tam Thôn, huyện Hóc Môn, TP. Hồ Chí Minh

  • Kinh nghiệm hay
  • 12/09/2019
  • Lượt xem: 1140